Đây là những kỳ quan vĩ đại của thế giới mà mỗi một người lữ hành gan dạ nào cũng mong muốn được đặt chân tới. Từ bờ biển Giant’s Causeway ở Ireland, núi lửa Kilauea của Hawaii, cho tới lăng Taj Mahal ở Ấn Độ và Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc – không có dịp được tới thăm những địa điểm tuyệt vời này thực sự là một thiệt thòi lớn.
Thác Victoria, Zimbabwe/Zambia: Nhà thám hiểm David Livingstone đặt tên ngọn thác trên sông Zambezi theo tên của nữ hoàng Anh, nhưng người dân địa phương lại gọi nó bằng cái tên Mosi-oa-Tunya, có nghĩa là “khói sấm.” Nằm trên biên giới hai nước Zimbabwe và Zambia, ngọn thác này có độ cao 108 m, tạo nên một màn sương mù có thể nhìn thấy từ khoảng cách 20 km.
Một cuốn sách do nhà xuất bản Lonely Planet phát hành đã đưa ra một danh sách gồm 50 kỳ quan thế giới bạn cần tới thăm. Cuốn sách mang tên World’s Great Wonders (Những kỳ quan Vĩ đại của Thế giới) đã tổng hợp lại các công trình kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ nhất từ khắp nơi trên thế giới. Đây là những kỳ quan vĩ đại của thế giới mà mỗi một người lữ hành gan dạ nào cũng mong muốn được đặt chân tới. Từ bờ biển Giant’s Causeway ở Ireland, núi lửa Kilauea của Hawaii, cho tới lăng Taj Mahal ở Ấn Độ và Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc – không có dịp được tới thăm những địa điểm tuyệt vời này thực sự là một thiệt thòi lớn.
Từ những thành đá hình ống khói tuyệt đẹp ở Cappadocia cho tới sự tỉ mỉ của những người thợ để tạo ra cả một đội quân đất nung trong Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, cuốn sách dành ít nhất 4 trang cho mỗi điểm đến, bao gồm các thông tin thú vị, những bức ảnh tuyệt đẹp và miêu tả chi tiết nhằm giúp người đọc có thể hình dung ra sự hình thành của chúng.
Lời mở đầu của cuốn sách được viết bởi nhà sử học nghệ thuật đồng thời là người bình luận của đài BBC, Dan Cruickshank. Cruickshank giải thích: “Mục đích của cuốn sách là rất thẳng thắn: cung cấp thông tin, tạo cảm hứng và khuyến khích người đọc khởi hành những chuyến đi của họ.
Nếu bạn biết rõ thông tin về điểm đến của mình, bạn sẽ có một khoảng thời gian thú vị hơn trong chuyến đi, và dĩ nhiên là sẽ hiểu sâu hơn rất nhiều về điểm đến đó. Dĩ nhiên, dùng từ ‘kỳ quan’ là không chính xác lắm, hơi chủ quan và nhằm gây ấn tượng nhiều hơn là khách quan và khoa học. Nhưng tôi cho rằng, bất kỳ một thứ gì có thể khiến cho bạn bất ngờ, bị lôi cuốn và thu hút bởi kích thước, bởi vẻ đẹp và sự táo bạo của nó thì đều xứng đáng với danh hiệu ‘kỳ quan’.”
Jheni Osman, tác giả của cuốn The World’s Great Wonders, cũng nói thêm rằng: “Cuốn sách này sẽ giúp bạn bước thêm một bước trên hành trình du lịch của mình, cho biết thêm về khoa học cũng như kỹ thuật phía sau những công trình kì vĩ hay những cảnh quan thiên nhiên tráng lệ. Việc chọn ra chỉ 50 kỳ quan trong số tất cả các điểm đến trên thế giới là một công việc khó khăn, song cuốn sách này ra đời nhằm lột tả được tầm cao của kỹ thuật, vẻ đẹp đa dạng của các công trình kiến trúc, và lịch sử lâu dài của thời gian.”
Bờ biển Giant’s Causeway, Bắc Ireland: Truyền thuyết kế rằng bán đảo đầy đá này là tác phẩm của một người khổng lồ giận dữ, nhưng câu chuyện đằng sau các cột đá bazan này còn kì thú hơn thế.Thung lũng Great Rift, Ethiopia: Núi lửa Dallol thuộc thung lũng Great Rift – hệ thống các mảng tách giãn lớn nhất thế giới, trải dài 6000 km từ Biển Đỏ xuống tới hồ Malawi. Thung lũng được bao bọc bởi một loạt các vách đá, mọc lên từ đáy thung lũng đến đỉnh của dốc đứng cao nhất, với độ cao lên tới 1,6 km.
Lăng Taj Mahal, Ấn Độ: Lăng mộ được bao bọc bởi đá cẩm thạch này được coi là tòa nhà đẹp nhất trên thế giới. Chuyện kể rằng lăng mộ đã khiến cho mặt trời và mặt trăng phải rơi lệ, và từ đó lăng mộ trở thành viên ngọc trên vương miện của Ấn Độ.
Đội quân đất nung trong Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Trung Quốc: Hơn 8000 người lính, 130 cỗ xe và 670 con ngựa trong đội quân đất nung to bằng người thật này bảo vệ vị vua đầu tiên của Trung Quốc cổ đại ở cõi vĩnh hằng.
Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc: Con rồng đá với chiều dài lên tới 6500 km trườn trên các đỉnh núi cao và đâm sâu vào các hẻm núi. Nhưng sự kì vĩ của công trình này nằm ở lịch sử đầy biến động của nó.
Miệng núi lửa Ngorongoro, Tanzania: Với độ sâu 610 m và chiều rộng 260 km vuông, đây là miệng núi lửa không bị ngập lũ lớn nhất trên thế giới. Từ góc nhìn xanh biếc từ trên cao nhìn xuống, đây là một thiên đường cho các động vật hoang dã và các loài gia súc Maasai.
Hagia Sophia, Thổ Nhĩ Kỳ: Nơi đây là một thánh đường, một nhà thờ hồi giáo, và một bảo tàng. Hagia Sophia (Aya Sofya) vẫn đứng vững sau sự tàn phá của chiến tranh và những trận động đất, một minh chứng cho quá khứ đầy hỗn loạn của Istanbul.Núi Kilauea, Hawaii: Núi lửa hoạt động mạnh mẽ nhất thế giới đã phun trào liên tục trong suốt 3 thập kỷ ở Hawaii, tạo nên vùng đất phát triển nhanh nhất trên hành tinh.
Cung điện Potala, Tây Tạng: Một kỳ quan kiến trúc, và là ngôi nhà tinh thần của đức Đạt Lai Lạt Ma, là cung điện cao nhất thế giới – với chiều cao 3700m so với mặt nước biển – gồm 13 tầng và có tới hơn 100 phòng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét